Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Ăn năn trong cộng đồng Cơ Đốc

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3 tháng 11 năm 2015
Ăn năn là gì trong cộng đồng Cơ Đốc


Mọi người ngộ nhận ăn năn mới được tha tội, ăn năn để tâm linh được lớn mạnh và phát triển, một người tin Jesus là Christ thì đã là công dân trên trời rồi, và Chúa Jesus đã lấy huyết Ngài chuộc tội cho công dân trên trời rồi, nếu công dân ấy có phạm tội trọng theo mắt loài người thì đã bị luật loài người xử lý rồi và họ có vi phạm lỗi lầm hết lần này đến lần khác mà họ vẫn không ăn năn thì cuộc sống tâm linh họ sẽ đi xuống chớ họ không bị Thiên Chúa định tội và phạt (Rô-ma 8:1) khẳng định vấn đề này như sau: " Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ"
Trong cuộc sống trần gian nếu một công dân không chịu khó rèn tập thì cuộc sống họ sẽ không có tiếng nói trong xã hội nhưng họ vẫn là một công dân của một nước trần gian.

Vậy ăn năn trong cộng đồng Cơ Đốc chính là sự rèn tập để có bước đi trong tâm linh vững chắc và thành công, chớ không phải ăn năn mà được tha tội, vì người Cơ Đốc đã được Thiên Chúa xóa tội rồi nên gọi là thánh đồ.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Thánh tử đạo

Ngày 27 tháng 12 năm 2014
Samson
Sam-sôn người Na-xi-rê thời các quan xét của dân Israel chính là hình bóng Thánh tử đạo Cơ Đốc có thời hạn ngày nay


Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Đính Chính từ báo Tuổi trẻ

Giải chấp xong không được nhận tài sản  

14/12/2014 10:48 GMT+7

TT - Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM có công văn xác nhận đã giải trừ thế chấp, nhưng hơn 10 năm qua gia đình tôi vẫn chưa nhận được tài sản của mình.



Ông Lâm Quốc Thanh, cháu nội của ông Lâm Hồng Hẩu, trình bày sự việc - Ảnh: Hữu Khoa
Năm 1960, ông nội tôi (ông Lâm Hồng Hẩu) đem một số bằng khoán điền thổ và giấy tờ về quyền sở hữu đất thế chấp tại Việt Nam Công thương Ngân hàng để đảm bảo cho khoản nợ 2.780.000 đồng.
Tổng cộng diện tích các lô đất trên các bằng khoán và trích lục địa bộ để thế chấp gần 10ha, vị trí đất thuộc các xã An Nhơn, Hạnh Thông, Bình Hòa và Tân Sơn Hòa (thuộc khu vực Q.Gò Vấp, Tân Bình và Bình Thạnh, TP.HCM bây giờ). Việc thế chấp này có đăng ký tại Ty Đề áp (cơ quan quản lý nhà, đất).
Sau ngày 30-4-1975, ông nội tôi đã trả bớt một số trong khoản nợ trên. Năm 2003, cha tôi (ông Lâm Hồng Thạnh) muốn xóa thế chấp trên các giấy tờ đất nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM hướng dẫn cha tôi trả nợ.
Sau khi cha tôi trả nợ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM đã phát hành hai công văn xác nhận ông nội tôi không còn nợ của ngân hàng và việc thế chấp các bất động sản trên xem như đã được giải trừ (xóa thế chấp).
Những lô đất và số bằng khoán được giải trừ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM liệt kê rõ trong hai công văn trên.
Từ đó đến nay, gia đình tôi đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp nhưng Trung tâm thông tin và đăng ký nhà, đất (nay là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thuộc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM) không chịu xóa thế chấp, cũng không cấp giấy chủ quyền nhà đất mới cho gia đình tôi.
Gia đình tôi đã gửi đơn rất nhiều nơi, liên hệ rất nhiều lần nhưng đến nay không cơ quan nào giải quyết xóa thế chấp trên các bằng khoán và giấy tờ hợp lệ về đất đai trên cho gia đình tôi.
Luật đất đai năm 2003 cũng như các quy định trong giai đoạn này thừa nhận các loại giấy chủ quyền nhà, đất của chế độ cũ là hợp lệ và được quyền giao dịch. Vậy tại sao Trung tâm thông tin và đăng ký nhà, đất không làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp, trả lại quyền mua bán, chuyển nhượng, thế chấp đối với các khu đất trên cho gia đình chúng tôi?
Việc các cơ quan chức năng không thực hiện đúng chức trách của mình, trả lại tài sản cho gia đình tôi sau khi giải trừ thế chấp đã gây thiệt hại nặng nề cho gia đình tôi. Tại sao pháp luật đất đai công nhận cho gia đình tôi được tài sản trên mà các cơ quan thừa hành bên dưới không chấp hành?
Ông LÂM QUỐC THANH (P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
* Đại diện Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM:
Không thể xóa đăng ký thế chấp
Từ năm 2003 đến nay, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã nhiều lần nhận đơn của gia đình ông Thanh và các cơ quan khác chuyển đến với nội dung yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo hai văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM năm 2003. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP cũng đã nhiều lần có văn bản trả lời gia đình ông Thanh và các cơ quan chuyển đơn.
Theo tài liệu trước năm 1975, có một số lô đất được liệt kê trong hai công văn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM năm 2003 (thuộc xã Tân Sơn Hòa) đã bị trưng thu phục vụ cho công ích.
Sau năm 1975, gia đình ông Thanh không có quá trình sử dụng đất đối với các bất động sản được liệt kê trong hai công văn của ngân hàng. Phần lớn đất trên hiện nay do người dân sử dụng ổn định và một phần thuộc sân bay Tân Sơn Nhất.
Vì vậy, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không thể xóa đăng ký thế chấp đối với các bất động sản trên. Và gia đình ông Thanh cũng chưa đủ điều kiện để được cấp giấy chủ quyền nhà, đất theo quy định hiện hành.
* Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM:
Không có căn cứ để hoàn tiền cho ông Thạnh
Đối với các khoản vay trước năm 1975, ngân hàng chỉ tiếp nhận và lưu giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp chứ không tiếp nhận và quản lý tài sản trên thực tế. Do đó, khi giải trừ thế chấp, ngân hàng không tính đến yếu tố tài sản thế chấp có còn thuộc quyền sở hữu, sử dụng trên thực tế của người thế chấp tài sản hay không.
Năm 2003, ngân hàng thu nợ đối với khoản vay trước năm 1975 của ông Lâm Hồng Hẩu căn cứ vào đơn xin giải trừ thế chấp của ông Lâm Hồng Thạnh (con ông Hẩu). Việc trả nợ này do ông Thạnh tự nguyện và là giao dịch kết thúc quan hệ vay nợ của ông Hẩu với ngân hàng.
Gia đình ông Hẩu không còn quản lý, sử dụng phần đất được giải trừ thế chấp là một quan hệ khác, không liên quan đến việc thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, việc này không làm căn cứ để ngân hàng xem xét hoàn lại số tiền mà ông Thạnh đã trả nợ.
* Luật sư Nguyễn Văn Kha Đoàn luật sư TP.HCM):
Nên xem xét hoàn lại tiền trả nợ
Cách xử lý của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Phần đất thuộc sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay không thể trả lại cho gia đình ông Thanh vì đã được nhà nước (chế độ cũ) trưng thu trước năm 1975.
Phần đất còn lại hiện nay các hộ dân đã sử dụng, phần lớn đã được Nhà nước cấp giấy chủ quyền nhà, đất. Quan trọng hơn, các hộ dân này sử dụng liên tục trên 30 năm nên gia đình ông Thanh cũng không thể đòi lại tài sản được.
Theo quy định hiện hành, khi người sử dụng đất trả hết nợ, xóa thế chấp thì có đầy đủ các quyền đối với bất động sản của mình. Ở đây, người dân nợ ngân hàng chế độ cũ, trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước sau năm 1975, sau khi trả nợ xong thì không thuộc đối tượng được sử dụng đất theo quy định của luật đất đai hiện hành.
Nguyên nhân của việc tréo ngoe này là do quá trình tiếp nhận, chuyển giao giữa hai chế độ. Vì vậy, xét về tình thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM nên xem xét hoàn trả số tiền mà gia đình ông Thanh đã trả nợ để thể hiện tính nhân văn của Nhà nước.
D.NGỌC HÀ ghi ( nguồn báo tuổi trẻ)
Bình luận
  • 08:13 15/12/2014
    Tiền thì biết thu còn tài sản thì không trả, hơn nữa khoản vay không phải của mình cho vay nhưng lại thu bừa, bây giờ trả thì nói không có trách nhiệm khác gì ăn không của dân một cách trắng trợn.
  • Han Hung 15:31 14/12/2014
    Ls và VPĐK Tp. lập luận có chỗ chưa ổn rồi. Đây là hai vấn đề khác nhau mà. Việc đăng ký xóa thế chấp là nhằm kết thúc việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của việc vay nợ trước đây mà việc vay này đã trả xong, hai bên vay và cho vay đã xác nhận hoàn tất việc trả nợ và thu nợ. Còn việc ông Thạnh có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không lại căn cứ vào luật Đất đai và các quy định liên quan, căn cứ vào quá trình quản lý, sử dụng, tình trạng tranh chấp nếu có, hiện trạng sử dụng khu đất trên....Việc này cũng không liên quan gì đến quá trình chuyển giao, tiếp nhận ... giữa hai chế độ gì cả. Cũng không hề thấy có căn cứ để ngân hàng trả lại tiền cho ông Hẩu.
  • nguyen 08:19 15/12/2014
    Né tránh trách nhiệm thôi. Ai cấp đất cho người đang sử dụng và nguồn gốc đất đó từ đâu? Đất của người ta thì phải trả lại cho họ chứ, tổ tiên của người ta cớ gì mà trưng dụng đất có giấy tờ, làm bậy làm bạ bây giờ sợ trách nhiệm. Làm việc kỳ quá, tôi nghĩ anh nên liên hệ với LS để được hướng dẫn là nhận lại đất của tổ tiên mình .
  • Lê Sơn 13:42 15/12/2014
    Giải quyết thì căn cứ vô Luật đất đai, Luật dân sự chứ, ai cấp đất sai thì phải chịu trách nhiệm, chứ việc tài sản thế chấp ngân hàng thì có lưu hồ sơ hết còn gì, còn người chủ đã trả tiền vay thế chấp lại không được pháp luật bảo hộ thì sai rồi. Có thể khởi kiện Vp ĐK Q.SDĐ vì không làm theo Luật.
  • Truc 07:45 17/12/2014
    Giải pháp cho sự việc này như sau:Tài sản hợp pháp của g/đ ông Thanh mà nhà nước đang quản lý thì trả lại, nếu còn nhu cầu phục vụ công ích thì bồi thường theo qui định. Phần đất mà nhà nước đã cấp phát cho người khác thì nhà nước đứng ra mời 2 bên gặp mặt thương lượng với nhau.
  • Chau Van 08:17 16/12/2014
    Sự việc của gia dình anh và các phản hồi của cơ quan hữu quan thì Luật pháp phụ thuộc vào cách nghĩ của người thực thi nhiều quá. Để tạo ra tài sản chân chính thì là mồ hôi nước mắt. Chúc anh sớm lấy lại được tài sản hợp pháp của mình.
  • Trần Ngọc Điệp 16:06 15/12/2014
    Trong trường hợp này, Ngân hàng là phía nhận thế chấp. Do vậy, giả sử tài sản thế chấp không còn, thì phần thiệt thuộc về Ngân hàng. Về nghĩa vụ trả nợ, thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ, cho dù tài sản thề chấp hiện nay không còn ( do chính sách đất đai của nhà nước trước thời kỳ Luật đất đai 1993 có hiệu lực.) Trong trường hợp phần đất trên nhà nước đã cấp cho người khác trước 1993 theo chính sách đất đai XHCN, thì theo quy định Luật đất đai hiện hành, nhà nước không thừa nhận đòi lại đất trong quá trình thực hiện chính sách đất đai XHCN. Do vậy, phần đất này nhà không giải quyết, không công nhận GCNQSDD trước đây. Nếu phần đất, bì lấn chiếm, sử dụng, thu hồi, cấp phát…. Trái pháp luật, kể cả trước và sau Luật đất đai 1993, thì phần đất trên phải hoàn trả lại cho cố chủ. Ai sai kiện người đó. Nếu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức… khởi kiện bằng vụ án dân sự, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai, thì khời kiện vụ án hành chính.
  • Lam 09:09 28/01/2015
    Người dân đã trả nợ tiền thế chấp tài sản cho ngân hàng qua 3 thế hệ theo Luật pháp qui định sao còn bị cơ quan nhà nước gây khó khăn nhỉ, khó hiểu quá?
  • VVS 12:55 03/02/2015
    Cơ quan nhà nước né tránh trách nhiệm rồi. Nên nhờ LS khởi kiện vụ việc ra Tòa án yêu cầu văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thi hành đúng luật thu hồi tài sản hợp pháp của tổ tiên mình.
  • thanh tam 10:54 03/02/2015
    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trả lởi thiếu trách nhiệm và không có căn cứ pháp lý.
     

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Con trẻ và người trưởng thành trong cộng đồng Cơ Đốc

Thành phố Hồ Chí minh ngày 01 tháng 12 năm 2014
“11 Khi tôi còn trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhơn bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ.”( ICô-rinh-tô 13:11)

Người Cơ Đốc đã được Đấng Christ xóa tội nên gọi là Thánh đồ, khi nói về người Cơ Đốc trong tâm linh không nên dùng từ tội lỗi, có chăng họ chỉ vi phạm, lỗi lầm chớ không thể dùng từ tội lỗi được, ai chối bỏ niềm tin thì mới bị xóa tên khỏi sách sự sống, đối với người Cơ Đốc thì ăn năn để trưởng thành trong tâm linh, chớ không phải ăn năn được xóa tội, bởi vì khi được gọi là Cơ Đốc nhân thì Đấng Christ đã xóa tội họ rồi, sự xóa tội là sự ban cho “nhưng không” qua sự đổ huyết của Con cả Đức Chúa Trời, ai tin Jesus là Christ thì Chúa Cha xem người đó là công bình.
Bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo Cơ Đốc xem Kinh thánh như văn tự loài người, nên không có cách nhìn tổng hợp rồi họ dắt giáo dân họ lầm lạc từ khi buộc giáo dân họ đọc bài cầu nguyện chung ( Kinh lạy Cha) mẫu mà Đức Chúa Jesus ban cho người Do Thái, thuở xưa nhà lãnh đạo dân Israel đã nhắc nhở mọi người xem kinh thánh như sau: Joshua 1:8 Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong lúc ấy Kinh thánh chỉ có 5 sách của Moses.
Nếu đối chiếu bộ Kinh thánh giữa Công giáo và Tin lành phần Cựu ước ta sẽ thấy Công giáo 46 cuốn trong khi phần Cựu ước của Tin lành chỉ 39 sách, còn Tân ước giống nhau về số lượng tức 27 sách, tuy nhiên lời văn giữa Công giáo vào Tin lành trong kinh thánh có một số trái ngược nhau như màu sắc, số liệu, từ dùng, như về từ dùng trong Lu-ca 23: 43 Công giáo dịch là Thiên đàng trong khi Tin lành dịch là Ba-ra-đi (Paradise), màu sắc, trong Khải Huyền 6: 4 bản Tin lành dịch “sắc hồng”, bản Công giáo dịch “đỏ như lửa” về số lượng, trong Khải Huyền 13: 18 bản Công giáo dịch là “tên một người” bản Tin lành dịch “một số người” như vậy một bên số ít và một bên số nhiều. Nếu so sánh toàn bộ Kinh thánh của Công giáo và Tin lành trong tiếng Việt thì sẽ có một số khác biệt, chưa kể Kinh thánh các tiếng khác cũng vô số bản dịch nên trong nghiên cứu nếu không cẩn thận thì sẽ sai lầm, huống chi nghiên cứu và giảng Kinh thánh lại là việc tâm linh nên cần có sự soi sáng của Thánh Linh.
Khi tôi nghiên cứu Kinh thánh thì lấy bản dịch phổ thông của Tin lành tức bản dịch Phan Khôi, khi tìm hiểu nhà văn Phan Khôi thì tôi được biết lúc dịch Kinh Thánh nhà văn này không phải là người Cơ Đốc nên bản dịch này có sự khách quan rất cao tức họ không bị in trí, giáo điều trong khi dịch, và tôi tham khảo các bản dịch khác để tìm hiểu một vấn đề cần sáng tỏ,
Ví dụ: Để tìm hiểu ngày Chúa Jesus tái lâm trên không trung tức ngày sóng thần 26-12-2004, trong bản dịch Tin lành dịch là “sóng đào”, và bản Công giáo dịch là “sóng thét” tôi tham khảo bản dịch diễn ý năm 1994 của Tin lành thì dịch là sóng thần, và nguyên tắc tiên tri là nói trước hay dịch trước khi sự kiện đó xảy ra, nên tôi đồng ý với bản diễn ý trong cụm từ “sóng thần”
Kinh thánh tân ước được sưu tầm và hoàn tất khoảng thế kỷ thứ IV- CN, và được phổ thông đại chúng từ cuối thế kỷ XV tức từ khi đạo Tin lành tách ra từ Vatican ở châu Âu.
Nên những người là tác giả viết Kinh thánh Tân ước dường như không có sự tham khảo trọn vẹn Kinh thánh Tân ước như ngày nay.
“16 Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”
Nhưng ngày nay người ta lại nâng lên một bậc “ Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời” nên ứng dụng vô cùng nguy hiểm, sự thật trong Kinh thánh có rất nhiều lời gồm các lời của Sa-tan, lời Thiên sứ, lời loài người, lời người công bình và lời người ác vv, và lời Đức Chúa Trời phán trực tiếp rất là ít, kể cả lời Đức Chúa Jesus.
Ngày nay luật pháp loài người cũng có hai loại Hình sự và Dân sự, trong dân sự thì có vô số các luật chuyên ngành nữa, trong hình sự thì mới gọi là tội phạm còn trong trong dân sự gọi là vi phạm dân sự, hành chính, một quốc gia mà có quá nhiều người phạm tội thì quốc gia ấy chậm phát triển.
Nếu trong cuộc sống hằng ngày với xã hội, ai gọi người khác là kẻ phạm tội, người gọi ấy sẽ bị vướng vào tội xúc phạm danh dự  người khác được qui định trong luật Hình.
Vậy nên từ dùng tâm linh phổ thông trong cộng đồng Cơ Đốc ngày nay cần sửa lại các cụm từ, phạm tội thành vi phạm, xưng tội thành xưng lỗi lầm, việc sửa này phù hợp với cách nhìn xuyên suốt Kinh Thánh và phù hợp với Luật của nhà nước hiện hành mà Kinh thánh gọi “hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Nguyên nhân người Cơ Đốc bị bệnh tật và chết non như người thường

Ngày 25 tháng 04 năm 2015

  Cho nên người Cơ Đốc sau khi chết, linh hồn bị ném xuống ngục của quỉ gọi là luyện ngục


27 Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. 28 Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; 29 vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. 30 Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ.” I Cô-rinh-tô 11: 26-30

Người Cơ-đốc đã được Chúa xóa sạch tội rồi nhưng vì sao Phao Lô lại nói ” ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa.”
Người Cơ Đốc gồm Công giáo, Tin lành và Chính thống không tin Chúa Cha xóa sạch tội qua sự đổ huyết của Chúa Jesus nên trước khi họ dùng Tiệc này họ lại xưng tội, sau khi dùng xong lại đọc Kinh Lạy Cha tức bài Cầu nguyện chung, vì nội dung bài cầu nguyện mẫu này được ban cho người Do Thái trong thời Luật Moses còn hiệu lực, và khi Chúa Jesus chết thì luật này cũng chấm dứt, vì sao bài cầu nguyện mẫu này chấm dứt bởi sự tha tội trong bài này có điều kiện tức người được Chúa Cha tha tội phải tha tội người khác phạm cùng mình, còn khi Chúa chết thì ai tin Chúa Jesus là Đấng Christ thì người ấy được tha tội và người tin ấy không cần làm gì hết nên gọi là ân điển cách nhưng không,  tiệc thánh  một nghi lễ phước hạnh biến thành nghi lễ xúc phạm Đấng Christ, nên họ cũng giống như người không Cơ Đốc tức cũng đau ốm, tật nguyền  và chết, chết thì ai cũng phải chết, nhưng vì người Cơ Đốc xúc phạm Đấng Christ không tin sự đổ huyết và thân Chúa tan nát để mình được sạch tội, nên họ phải chết non tức qua đau ốm, tật nguyền, tai nạn vv và không phải chết tự nhiên, bởi người chết tự nhiên có tuổi thọ là 120 năm chớ không phải 70 hay 80 tuổi như ngày nay, và tuổi thọ 120 tuổi dường như được trao cho người ngoài Cơ Đốc.
Hậu quả về tâm linh:  Người xúc phạm Đấng Christ, khi họ chết, linh hồn họ bị ma quỉ ném vào ngục để quỉ dụ dỗ trong 10 năm, Sa-tan là cha nói dối nên có vô số chiêu để lừa dối từ đe dọa đến dụ ngọt.
Lời tiên tri nói về kẻ sỉ nhục, giày đạp Con Thiên Chúa qua sự chết và tha tội của Ngài:
Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, nếm đạo lành Đức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau, nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường.” Heb 6: 4-6
“26 Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, 27 nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi, 28 Ai đã phạm luật pháp Môi-se, nếu có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót, 29 huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao? ” Heb 10: 26-29
Lời tiên tri nói huyết Chúa để tha tội và rửa sạch tội :
“Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn-đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân-thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn-đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta,  huyết của sự giao-ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” Mat 26:26-28
” Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men.” Khải-huyền. 1:6
Tạ ơn Đấng yêu thương dù người Cơ Đốc chiếu theo sự Thánh Khiết của Ngài thì họ phải đi hỏa ngục nhưng Chúa Yêu Thương cho họ 3 cơ hội, Cơ hội 1; vượt qua thử thách khi còn sống, cơ hội 2; ấy là sau khi họ chết bị Sa-tan ném vào ngục,  nếu họ vượt qua thử thách trong 10 ngày tiên tri thì họ sẽ được ban mão triều thiên thay cho trái sự sống trong Ê-đen.
“10 Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.
11 Ai có tai, hãy nghe lời Ðức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai.”
Khải Huyền 2: 10-11