Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Các nhà chiêm tinh ra mắt Chúa khi Ngài lên 2 tuổi là người Việt

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2000

Trong thế kỷ thứ nhất tại phương Đông có một dân tộc lầm than đang khao khát tìm kiếm sự độc lập cho dân tộc họ, họ trải qua nhiều thế hệ bị dân tộc khác đô hộ và có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng không thành công, kìa cơ hội họ mong chờ đang đến một ngôi sao từ phía tây xuất hiện báo hiệu một Đấng quân vương đã giáng sinh, và lạ thay trong dòng suy nghĩ của họ (Kinh thánh mô tả họ là các bác sĩ hay các nhà chiêm tinh) hiện lên tia hy vọng rằng Đấng ấy sẽ giúp dân tộc họ có được nền độc lập nên họ vội vàng thu xếp hành lý đã chuần bị và họ lên đường theo ngôi sao của quân vương ấy mà thờ lạy.
Hành trình theo ngôi sao phía tây thấm thoát đã gần hai năm ngôi sao đã đưa họ đến:
Jerusalem kinh đô của người Do Thái, căn cứ vào tầm vóc, y phục nên người Do Thái biết ngay là người phương đông.
Xứ Do Thái thuộc khu vực cực tây châu Á (vì giáp biển lớn) tương tự khi nói đến đông phương thật sự.
Ranh tây Á & đông Á về địa lý, cùng chủng tộc và văn hoá, lấy ranh Ấn Độ và Trung Quốc làm chuẩn. Nếu ở Âu châu thì người ta có thể gọi toàn châu Á là đông phương nhưng Do Thái là phương tây Á nên không thể gọi các vùng trong khu vực là phương đông, trong thời kỳ này người ta đã biết đến nhiều dân tộc, quốc gia, và ba châu lục địa không còn như trong thời kỳ tháp Ba Bên tất cả là một dân tộc.v.v..
Chủng tộc: người tây Á, mắt to, mũi cao gọn, chiều cao nhỉnh hơn người đông Á & người đông Á ngược lại. Các nước phương đông trọn vẹn ngày nay gồm: Trung Quốc , Việt Nam, Triều Tiên bởi lẽ các nước này không bị các nước khác cản mặt khi hướng về phương đông tức giáp biển đông của lục địa đất liền.
Vào thời kỳ ấu nhi Chúa Jesus thì dân tộc Kinh ở phương đông có hoàn cảnh chính trị tương tự như người Do Thái vì trước đó đã bị người Trung Quốc chiếm mất vương quốc của dân tộc mình (An Dương Vương) và vẫn tiếp tục bị đô hộ trong thời kỳ ấu Chúa Jêsus, nên dân tộc Kinh không có vua và Đức Chúa Trời cho họ thấy được ngôi sao của vua muôn dân hầu ban phước cho dân tộc họ sau này, Vương quốc Do Thái sau đó đã mất tên trên bản đồ thế giới cho đến gần hai ngàn năm tức năm 1948 mới lập quốc trở lại, phải chăng do lời tiên tri mà người Do Thái đă từ chối Chúa Jêsus (Rôm 11: 26)
MAT 2:12 Đức Chúa Trời có thể đã bảo với các bác sĩ không kể lại chuyện tôn thờ ấu Chúa cho dân tộc ḿình biết, tương tự với vua Hê rốt và không cho xem sao để đoán nữa theo như luật pháp Môi se (Phục 4: 19, 17: 3,4) trong khi ấy các dân tộc phía Trung Quốc vẫn tiếp tục xem sao (thời Tam quốc các đối phương xem sao biết Khổng Minh đă chết) Sau khi các bác sĩ dân tộc Kinh đă tôn thờ ấu Chúa Jesus thì khoảng ngàn năm sau dân tộc Kinh đã có vua, quốc gia độc lập liên tục và chiếm thêm hai vương quốc nữa (Chiêm thành & Chân lạp) cho đến ngày nay tức miền trung và miền nam Việt Nam. Trong chiến tranh dân tộc Kinh đă chiến thắng một số cường quốc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ (Nguyên Mông, nhà Thanh, Pháp 1954..vv. Ngày nay người kinh có được bộ chữ quốc ngữ là mẫu chữ La Tinh (tức mẫu chữ chép Kinh-thánh tân ước thay thế cho mẫu chữ Trung Quốc), ghi được tiếng thổ âm hầu dọn đường cho việc in Kinh-thánh phổ thông đến từng người, cűng như gọi ngày thứ nhất trong tuần là ngày Chúa nhật (hay Chủ nhật) không giống như các nước trong khu vực và hiện nay đạo Công giáo và Tin lành (thuộc cơ đốc giáo) là hai tôn giáo lớn đứng hàng thứ hai và ba tại Việt Nam.
Câu 11-16 khi các bác sĩ đến tôn thờ Chúa Jêsus thì Ngài đã hai tuổi nên không còn nằm trong máng cỏ và có các y phục của con trẻ hai tuổi và gia đ́ình Chúa đã có nhà tại Bết-lê- hem.
Câu 1- 7 vì các bác sĩ chỉ đi trong ban đêm (có sao dẫn đường) nên đi chậm do đó mất đến hai năm, các bác sĩ là dân tộc Kinh nên không giới thiệu về mặt chính trị tức tên Quốc gia (v́ì không có) nên chỉ nói về phương diện địa lý tức đông phương.
Người Do Thái lúc bấy giờ đã biết các dân tộc, quốc gia thuộc khu vực tây Á & đông Á thậm chí có thể biết cả vùng đất nam Việt Nam ngày nay (Ê xê chi ên 39: 11., ở về phương đông biển,. đồng trũng) cũng như các châu lục khác (Ê xơ tê 8: 9; Ê sai 49: 12; Công vụ 2: 9-11)
Êsai 49:8-13 nói về sự cứu rỗi cho nhiều dân tộc, trong đó có dân Si-ni đã ra mắt Chúa tại xứ thánh, tại xứ Do Thái lúc này đường giao thông từ các hướng đổ về được mở mang và phát triển mà Kinh-thánh gọi là sự mở đường, ban bằng đường cái theo nghĩa đen (Ê-sai 40: 3), theo nghiên cứu về các dân tộc trong Kinh-thánh thì một số quan điểm cho rằng dân Si- ni nằm về phía nam Trung Quốc đó là quốc gia Việt Nam đúng về địa lý và tên gọi về đất nước này ngày nay.
Lu-ca 2: 10. Chúa Jêsus là vua muôn dân nên các bác sĩ không phải là người tây Á tức có quan hệ bà con gần với người Do Thái. Người tây Á không thể đi mất thời gian hai năm mới đến xứ Do Thái trong khi giao thông đường bộ được mở mang và phát triển, Các nước tây Á ngày nay đa phần theo Hồi giáo đối lập với Cơ Đốc giáo.
Vì Chúa Jesus ở hai năm tại Bết-lê-hem nên đã làm trọn luật pháp Môi se truyền (Lu ca 2: 22-24)
Lu-ca 2: 10. khi báo tin cho các mục đồng tức dân địa phương là người Do Thái thì thiên sứ trực tiếp báo tin vì theo luật pháp Môi-se người Do Thái không xem sao.
CHIEM TINH
————————————————————————-Theo Pedro Ordonez de Cevallos, một Linh Mục Tây Ban Nha, Sứ Ðồ Thô-ma là người đầu tiên truyền bá đạo Chúa đến Việt Nam. Cũng theo Linh Mục Cevallos, khi ấy Sứ Ðồ Thô-ma đã làm chứng cho một vị vua Việt Nam tiếp nhận Chúa.Linh Mục Ordonez de Cevallos là một trong những giáo sĩ đầu tiên đến Việt Nam truyền giáo vào năm 1590. Ông là một người có uy tín và được ơn Chúa. Ông đã làm phép báp-têm cho Công Chúa Mai Hoa dưới thời nhà Lê tin Chúa. Tuy nhiên, ý kiến của Linh Mục Cevallos cho rằng Sứ Ðồ Thô-ma đã đến truyền giảng tại Việt Nam vào thế kỷ thứ I khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt nghi vấn vì nhận định này không có sử liệu minh chứng.Theo sách Ngoại Kỷ, suốt thế kỷ thứ I, Việt Nam chỉ độc lập khoảng 3 năm dưới thời Hai Bà Trưng (40-43 S.C.). Trước khi Hai Bà Trưng giành độc lập, nước Việt – khi ấy gọi là Giao Chỉ – bị sáp nhập vào Tây Hán (Bái Công) 149 năm. Sau khi Hai Bà Trưng mất, Việt Nam bị nhập về Ðông Hán (Quang Võ) 144 năm. Như vậy, nếu lời Linh Mục Cevallos là đúng, Sứ Ðồ Thô-ma phải đến Việt Nam vào khoảng năm 40-43 S.C., và hai Bà Trưng, vua Việt Nam vào thế kỷ thứ I, đã tin Chúa. Tuy nhiên, trong những sử sách Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay, không một tài liệu nào ghi lại việc ấy.
Hơn nữa, về phương diện lịch sử Hội Thánh, giả thuyết này cũng khó được chấp nhận. Nếu những nhà làm lịch tính đúng, Hội Thánh được thành lập vào khoảng năm 33 S.C.. Nhưng chúng ta biết, trong vài năm đầu Hội Thánh chỉ phát triển tại Giê-ru-sa-lem. Khi những cơn bắt bớ đầu tiên xảy ra, Hội Thánh mới phát triển sang vùng Giu-đê và Sa-ma-ri. Nếu chỉ vài năm sau đó, các đầy tớ Chúa đã vượt gần nửa vòng trái đất để truyền bá đạo Chúa đến Việt Nam thì có lẽ hơi quá sớm.
nguồn: http://vnbaptist.org/Tai_Lieu/QuaTrinh.htm
Dù sao đây cũng là điều thú vị, vì không ai có thể hỏi vị vua đầu tiên của người Kinh trong thế kỷ thứ nhất về vấn đề Linh Mục Ordonez de Cevallos nêu trên, cũng như câu truyện này phù hợp với việc các nhà chiêm tinh là người Việt vì họ đã vượt gần nửa vòng trái đất để mưu cầu sự phước lành trên dân tộc mình tức ra mắt Chúa của Sứ-đồ Thô-ma, để rồi gần 50 năm sau vị Sứ-đồ này đã lại vượt gần nửa vòng trái đất đến quê hương của các bác sĩ người Kinh năm xưa hầu trả quả tâm linh trước và vấn đề chính trị theo sau.
Lời trong Kinh Thánh cho biết có những việc bí mật sẽ được bày tỏ ra trước ngày tận thế nhưng cũng có việc đến ngày tận thế mới được bày tỏ.
Đa số các nhà làm lịch đều cho rằng những nhà làm lịch của các thế kỷ trước tính sai, vì năm Chúa Giê-su giáng sanh là năm thứ sáu hay bảy trước tây lịch chứ không phải là năm thứ nhất tây lịch như ngày nay.
————————————————————-
Tìm hiểu ngày Chúa Jesus giáng sinh theo Kinh Thánh
Dựa trên dữ liệu 4 sách đầu tiên của Kinh thánh tân ước và các phần kinh thánh khác mà 4 sách này có đề cập,
Ngày Chúa Jesus giáng sinh theo Kinh Thánh thường được mọi người chỉ chú ý vài chương đầu của sách Matthew và Luke,
Sách Matthew mô tả Chúa Jesus giáng sinh vào mùa trong dịp lễ vượt qua như sau:
Mat 2:16-20 “ 16 Vua Hê-rốt thấy mình đã bị mấy thầy bác sĩ đánh lừa, thì tức giận quá, bèn sai giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt, theo đúng ngày tháng mà mấy thầy bác sĩ đã cho vua biết.
17 Vậy là ứng nghiệm lời đấng tiên tri Giê-rê-mi đã nói rằng:
18 Người ta có nghe tiếng kêu la, phàn nàn, than khóc trong thành Ra-ma: Ấy là Ra-chen khóc các con mình, mà không chịu yên ủi, vì chúng nó không còn nữa.
19 Nhưng sau khi vua Hê-rốt băng, có một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong chiêm bao, tại nước Ê-díp-tô, mà truyền rằng:
20 Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trở về xứ Y-sơ-ra-ên, vì những kẻ muốn giết con trẻ đã chết rồi.”
Lễ Vượt qua là lễ các con trai đầu lòng của người Y-sơ-ra-ên thoát chết và các con đầu lòng của người Ai-cập bị giết,
Trong sự kiện Chúa giáng sinh thì Chúa Jesus là con đầu lòng bị truy sát cùng các con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt trong xứ Do Thái trong dịp lễ vượt qua.
Sách Luke bổ sung lúc Chúa giáng sinh trời ấm áp chớ không phải là mùa đông “ 7 Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.
8 Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên.
9 Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi.
10 Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân;
11 ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa.”
Mùa đông thì người ta cho chiên ở trong chuồng chớ không cho ở ngoài đồng.
Câu 41-42 nói trong dịp lễ vượt qua thì Chúa Jesus lên 12 tuổi
“ 41 Và, hằng năm đến ngày lễ Vượt qua, cha mẹ Đức Chúa Jêsus thường đến thành Giê-ru-sa-lem.
42 Khi Ngài lên mười hai tuổi, theo lệ thường ngày lễ, cùng lên thành Giê-ru-sa-lem.”
Vậy lễ vượt qua có 7 ngày, vậy Ngài sanh ngày nào, trong 4 sách đầu tân ước chỉ ghi lại Chúa dự lễ vượt qua duy nhất một lần và là ngày đầu tiên sau đó Chúa bị bắt và bị giết, và ngày thứ nhất chính là ngày Chủ Nhật ngày nay, bởi người Do Thái dự lễ vượt qua 7 ngày theo ngày của tháng chớ không theo ngày của tuần, nhưng sự kiện lễ vượt qua Chúa dự thì 7 ngày này của tháng trùng hợp với 7 ngày của tuần tức từ Thứ nhất đến thứ bảy, ngày cuối cùng của lễ vượt qua gọi là Lễ trọng, nhưng vì rơi vào ngày thứ bảy cũng là ngày Sa-bát nên ngày này là lễ rất trọng thể.
“ 31 Vì bấy giờ là ngày sắm sửa về ngày Sa-bát, mà Sa-bát nầy là rất trọng thể, nên dân Giu-đa ngại rằng những thây còn treo lại trên thập tự giá trong ngày Sa-bát chăng, bèn xin Phi-lát cho đánh gãy ống chơn những người đó và cất xuống.” John 19:31
John Baptist là anh họ Chúa Jesus phần xác, lớn hơn Chúa Jesus 6 tháng, nên biết được ngày sinh Chúa Jesus thì cũng biết được tháng sinh ông John Baptist.
Vậy ngày nay đã biết được ba ngày của Chúa Jesus đều là ngày thứ nhất tức Chủ Nhật, và chỉ có Việt Nam gọi ngày thứ nhất là Chúa Nhật (Lord’s Day) mà thôi, vì người Anh gọi ngày thứ nhất là Sunday tức ngày mặt trời
Vậy ngày Chúa giáng sinh chính là ngày thứ nhất ăn bánh không men Chúa dự lễ vượt qua, còn ngày Chúa phục sinh sau đó đúng một tuần tức thứ nhất tiếp theo của tuần mới.
Chủ Nhật giáng sinh năm  4 Trước CN
Ngày Chúa giáng sinh là Chủ Nhật cuối tháng 3 dương lịch hay giữa tháng 4 tức rằm tháng Giêng lịch Do Thái, là rằm xuân phân lịch âm Việt Nam  năm 2016 là 20/3/2016 là ngày Chủ Nhật .
Chủ Nhật phục sinh năm 29 Dương lịch
Tra lịch Do Thái năm 29 CN, ngày 15 tháng Nissan là ngày Chủ Nhật, và Chủ Nhật tiếp theo là ngày 22 Nisan tức kết thúc lễ Vượt qua thì Chúa phục sinh, tương tự năm 4 TCN ngày 15 tháng Nissan cũng là ngày Chủ Nhật.
Chủ Nhật tái lâm
Là ngày 26/12/2004 là Chủ Nhật giữa mùa đông và là Chủ Nhật cuối cùng của năm, Khải Huyền 22:13 nói Chúa là thứ nhất và là sau chót, Ngài là người Do Thái phần xác nên Ngài sinh ra là ngày rằm thứ nhất trong tháng thứ nhất và mùa xuân cũng là mùa đầu tiên của lịch Do Thái, nhưng khi Ngài tái lâm thì là tháng cuối cùng, Chủ Nhật cuối cùng và mùa đông cuối cùng trong bốn mùa và theo Dương lịch chớ không theo lịch Do Thái, bởi người Do Thái đã từ chối Ngài, đóng đinh Ngài.
Ngày Chúa giáng sinh là Chủ Nhật cuối tháng 3 dương lịch hay giữa tháng 4 tức rằm tháng Giêng lịch Do Thái, là rằm xuân phân lịch âm Việt Nam  năm 2016 là 20/3/2016 là ngày Chủ Nhật .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét